image banner
image advertisementanh tin baiimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisementanh tin baiimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hướng dẫn Biện pháp chăm sóc, bảo vệ lúa Xuân năm 2024
Lượt xem: 19

Hướng dẫn Biện pháp chăm sóc, bảo vệ lúa Xuân năm 2024

Để cây lúa sinh trưởng tốt, đẻ nhánh tập trung, các hộ nông dân cần thực hiện tốt một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ lúa Xuân như sau:

1. Khẩn trương hoàn thành cấy dặm cho những diện tích lúa bị thiệt hại; rà soát kiểm tra, điều tiết lượng mạ gieo bổ sung giữa các hộ dân, để đảm bảo cấy hết diện tích trong thời gian sớm nhất.

2. Về điều tiết nước: Đối với lúa cấy mạ nền cứng, lúa sạ được 2,0 lá trở lên thường xuyên duy trì mực nước nông trong ruộng đến khi kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu, tuyệt đối không để ruộng mất nước hoặc bị ngập úng cục bộ.

Lưu ý: Khi lấy nước tự chảy phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ, không để nước tràn ngập lúa hoặc để lúa bị bèo rác, rong rêu đè. Đồng thời có biện pháp ngăn không cho ốc bươu vàng theo nguồn nước tưới vào ruộng. Việc thường xuyên duy trì mực nước nông trên ruộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa đẻ nhánh, đồng thời hạn chế cỏ dại. Trong suốt vụ sản xuất cần đưa nước ra vào để thay đổi môi trường trong quần thể ruộng lúa và hạn chế sâu bệnh gây hại.

3. Đối với những diện tích cấy, sạ sớm, khẩn trương tiến hành bón thúc đợt 1 cho lúa Xuân. Thời gian từ ngày 26/02/2024 hoàn thành trước ngày 05/03/2024.

a) Đối với lúa cấy:

- Bón thúc lần 1:

+ Nếu bón phân đơn: bón 4-5 kg urea + 2-3 kg kali/sào. Nếu chưa bón lót đủ lượng 20-25 kg super lân/sào trước cấy thì bổ sung 5 kg super lân.

+ Nếu bón phân NPK chuyên thúc (Việt Nhật 16:16:8, Đầu trâu 15:4:16): bón 10 kg/sào.

- Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái-làm đòng): Bón toàn bộ lượng phân còn lại đảm bảo đủ 6-7 kg phân kali/sào/vụ. Chỉ bón bổ sung phân đạm (1,0-1,5 kg urea/sào) cho những diện tích còn xấu (lá lúa xanh vàng có biểu hiện thiếu phân).

b) Đối với lúa gieo sạ:

- Bón thúc lần 1 (khi lúa đạt 2,0 - 2,5 lá):

+ Nếu bón phân đơn: bón 3-4 kg urea + 2-3 kg kali/sào

+ Nếu bón phân NPK chuyên thúc (Việt Nhật 16:16:8, Đầu trâu 15:4:16): bón 10 kg/sào.

- Bón thúc lần 2 (khi lúa đạt 5,0 - 6,0 lá):

+ Nếu bón phân đơn: bón 3-4 kg urea + 3-4 kg kali/sào.

+ Nếu sử dụng phân NPK chuyên thúc (Việt Nhật 16:16:8; Đầu Trâu 15:4:16;…) bón hết lượng phân NPK còn lại đảm bảo 20-25 kg/sào cho cả vụ + 2 kg urea + 1-2 kg kali.

3.1. Đối với những diện tích lúa sạ bị chuột phá hoại, những diện tích phải cấy dặm, cấy lại sử dụng mạ dư thừa, mạ dự phòng hoặc tỉa từ ruộng gieo sạ dày:

- Giữ nước nông thường xuyên trên mặt ruộng để lúa nhanh hồi phục.

- Bón bổ sung 5 kg super lân/sào hoặc dùng các chế phẩm dinh dưỡng qua lá như ET, KH,... để phun qua lá giúp cây lúa phục hồi nhanh và ra rễ mới. Sau đó 3-5 ngày (đối với lúa cấy); khi lúa đạt 2,0-2,5 lá (đối với lúa sạ, nhổ cây lúa lên kiểm tra nếu ra rễ mới) tiến hành bón thúc cho lúa với lượng như ở phần 3.

3.2. Đối với những diện tích sạ lại, sạ bổ sung:

- Sau khi gieo sạ, 10 ngày đầu chỉ để nước ở rãnh; khi lúa đạt 2,0 lá trở lên giữ mực nước nông trên mặt ruộng kết hợp bón 30% lượng phân NPK (loại chuyên dùng bón thúc).

- Khi lúa đạt 5,0 - 6,0 lá tiến hành bón thúc lần 2: bón 70% lượng phân NPK (loại chuyên dùng bón thúc).

Lưu ý: Nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 150C, tuyệt đối không bón phân đạm. Bón phân kali khi lá lúa khô để tránh hiện tượng phân kali dính trên lá gây cháy lá.

- Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân hỗn hợp NPK với hàm lượng chất khác nhau, các hộ nông dân nên sử dụng sản phẩm phân bón của các doanh nghiệp có uy tín và thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.

4. Phòng trừ dịch hại cho lúa: Trước mắt cần tập trung phòng trừ một số đối tượng dịch hại như:

+ Ốc bươu vàng: khi lấy nước để chăm bón cần hướng dẫn nông dân kiểm tra ngay ruộng của gia đình để bắt, thu gom trừ ốc bươu vàng, trường hợp mật độ ốc cao, nhiều ốc nhỏ sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ.

+ Chuột: HTX SXKD-DVNN Xuân Hùng cùng các TDP, và các hộ nông dân tích cực diệt chuột - nhất là các diện tích gieo sạ, ven luỹ ven làng đã và đang bị chuột gây hại mạnh.

+ Cỏ dại: các diện tích gieo sạ chưa phun thuốc trừ cỏ hoặc phun muộn hiện nay cỏ đã mọc cần khẩn trương trừ cỏ bằng một trong các loại thuốc hậu nảy mầm sớm như Fenrim 18,5 WP, Pitago 550 WP, Topshot 60 OD... với liều lượng và cách sử dụng như hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

5. Đối với HTX SXKD DVNN Xuân Hùng

- HTX SXKD DVNN Xuân Hùng chỉ đạo thủy nông viên điều tiết nước hợp lý đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng hạn, úng cục bộ.

- Chủ động chuẩn bị các loại VTNN đảm bảo về chất lượng để cung ứng cho các hộ nông dân.

- Phối hợp với Ban nông nghiệp hướng dẫn, đôn đốc các tổ dân phố thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ lúa mùa; kiểm tra, theo dõi sâu bệnh hại lúa tham mưu Ban nông nghiệp để đưa ra biện pháp phòng trừ thích hợp.

          Trên đây là hướng dẫn biện pháp chăn sóc, bảo vệ lúa Xuân năm 2024. UBND thị trấn Xuân Trường trân trọng đề nghị HTX, lãnh đạo các tổ dân phố và các ban ngành chức năng liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc nông dân thực hiện tốt các nội dung Hướng dẫn trên./.

Nguồn tin: Phạm Hưng

Cơ quan chủ quản: Thị trấn Xuân Trường- Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: TT Xuân Trường - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: thitranxuantruong.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang